Đợt này một số khách hàng đến với mình trong tình trạng nợ nần khá nhiều. Người vay với mục đích tiêu dùng, người vay với mục đích kinh doanh nhưng k có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, người sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu hàng tháng.

Sau khi nghe mọi người chia sẻ, mình thấy mọi người vẫn thiếu kiến thức về quản lý khoản nợ, thậm chí có người còn khá chủ quan.

1. Người vay tiêu dùng thì nghĩ mình vay mua cái điện thoại/xe máy/ô tô cũng là 1 hình thức tiết kiệm, để mình có ý thức trả nợ hơn. Nhưng lãi suất vay tiêu dùng thường khá cao, thậm chí vì dễ vay nên bạn lựa chọn mua sắm những đồ có giá trị cao nhằm thoả mãn những mong muốn nhất thời. Như thế k những bạn k tiết kiệm dc mà bạn còn đang đưa mình vào thế chi tiêu hoang phí, không cần thiết.

2. Nhiều người quyết tâm theo đuổi đam mê, quyết tâm làm chủ nên cũng quyết tâm đi vay để bắt đầu kinh doanh. Đòn bẩy tài chính trong kinh doanh là tốt khi tình hình kinh doanh của bạn hiệu quả, bạn sử dụng vốn vay để sinh lãi cao hơn lãi bạn vay vào. Nhưng có KH của mình vay mở cơ sở kinh doanh, tuy nhiên lại k có kế hoạch tài chính cụ thể, thậm chí còn k muốn đau đầu quản lý tài chính kinh doanh, phó mặc việc hoạt động. Dẫn đến vay khá nhiều tiền nhưng rồi kinh doanh thua lỗ và để lại 1 cục nợ to đùng cho gia đình. Vậy nên nếu đã quyết tâm kinh doanh thì cần rất quan tâm đến bài toán tài chính và kiểm soát chặt chẽ để giúp điều hướng kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

3. Tiêu dùng thẻ tín dụng là một hình thức dễ dàng nhất trong chi tiêu nhưng cũng là một hình thức “lấy cắp” tiền của bạn nhanh nhất. Bạn mua sắm thật thuận tiện, thật dễ dàng, thật hào phóng…và cuối tháng bạn cũng chẳng còn lại bao nhiêu tiền sau khi nhận lương. Và vòng quay tiêu trước trả sau cứ tiếp tục tiếp diễn như vậy…còn người tiêu dùng thì k biết tiền mình kiếm được đi về đâu…Đồng tiền bạn làm ra mà bạn k làm chủ được thì rồi đến một lúc nào đó nó sẽ quay lại làm chủ bạn thôi.

Vậy nên cái gì dễ đến thì cũng có thể dễ đi, bạn cần rất tỉnh táo với những thứ như “đòn bẩy” “hỗ trợ vốn”. Hãy tỉnh táo lựa chọn “nợ tốt” và tránh thật xa “nợ xấu”!

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>