Trong quá trình sử dụng tiền bạc, bạn sẽ thường rơi vào 1 trong 3 nhóm:
1. Quá tiết kiệm
– Biểu hiện: Căn ke, cân nhắc kỹ lưỡng từng khoản chi tiêu. Chỉ thường mua những thứ thật sự cần thiết. Cân đo giá cả từng chút một.
– Ưu điểm: Quản lý tiền chặt chẽ, ít lãng phí.
– Nhược điểm: Cuộc sống tẻ nhạt do những nhu cầu chính đáng của bản thân không được thỏa mãn. Mất thời gian cân nhắc mua sắm. Khó phát triển vì không dám đầu tư cho bản thân.
2. Quá hoang phí
– Biểu hiện: Nghĩ đến là mua không cần xem xét mức độ cần thiết hay phù hợp. Dễ bị chốt sale.
– Ưu điểm: Quyết nhanh, không mất thời gian cân nhắc. Có nhiều cơ hội trải nghiệm những điều thú vị.
– Nhược điểm: Mất cân đối tài chính do mua sắm quá nhiều. Lãng phí do dư thừa đồ đạc. Bất an do thiếu tiền. Trách móc bản thân sau những lần mua sắm bốc đồng.
3. Chi tiêu tỉnh thức
– Biểu hiện: Mua sắm đúng nhu cầu và mong muốn của mình. Biết cái gì cần mua, cái gì mình thực sự muốn. Luôn cảm thấy VUI VẺ, TỰ DO và HÀI LÒNG trong từng quyết định tài chính.
– Đó cũng là nhóm những người có mức độ phát triển bản thân và chỉ số hạnh phúc cao. Họ luôn biết giá trị bản thân và đầu tư tiền phù hợp.
– Họ đầu tư tiền vì biết họ xứng đáng chứ không phải để chứng tỏ mình với bất cứ ai hay để khỏa lấp cảm giác thiếu thốn bên trong mình.
Ngoài 3 nhóm trên, bạn có thể mix giữa các nhóm:
– Bình thường tiết kiệm tiết kiệm nhưng bỗng một hôm hoang phí lớn
– Luôn hoang phí nhưng có một ngày tiết kiệm đến từng đồng
– Đang dần dần có những quyết định tài chính tỉnh thức hơn
Vậy đâu là nguyên nhân khiến bạn ở trong các hình mẫu trên?
Đây không phải là tính cách bẩm sinh mà hình thành trong quá trình bạn lớn lên và trưởng thành. Quá trình đó tạo nên những suy nghĩ, cảm xúc, niềm tin của bạn về tiền bạc. Chúng ăn sâu vào tiềm thức và tác động trực tiếp đến các quyết định tài chính của bạn.
– Ví dụ 1: Từ nhỏ bố mẹ bắt tiết kiệm nên lớn lên dù có nhiều tiền vẫn không dám chi tiêu. Ngược lại có người vì tuổi thơ khó khăn nên quyết tâm sau này đi làm có tiền sẽ tiêu cho thoải mái, vì vậy có bao nhiêu tiền tiêu hết bấy nhiêu.
– Ví dụ 2: Lúc nhó bị bố mẹ chê kém cỏi, hình thành cảm giác tự ti về bản thân, thấy mình vô giá trị. Lớn lên không dám chi tiêu tiền cho bản thân mình. Ngược lại có người mua sắm rất nhiều những thứ bên ngoài nhằm che đi sự tự ti bên trong và thể hiện mình là người có giá trị.
Hiểu rõ điều này, đào sâu tìm hiểu nguyên nhân và giải phóng quá khứ bên cạnh việc thực hành quản lý tài chính là cách giúp cho những người ở nhóm số 3 đạt được trạng thái Chi tiêu tỉnh thức và kiến tạo sự tăng trưởng vượt bậc về tài chính trong tương lai.
Đó chính là cách Ngoan áp dụng cho bản thân và đồng hành với khách hàng của mình.
Còn bạn thì sao, bạn đang ở nhóm nào và điều gì đang khiến bạn bị mắc kẹt?